Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật trong học sinh năm học 2014 – 2015

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật trong học sinh năm học 2014 – 2015
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin
Loại tập tin
Dung lượng -1
Ngày chia sẻ 31/08/2017
Lượt xem 220
Lượt tải 34
Xem tài liệu Xem Online
Tải về
Hội thi sáng tạo Khoa học và kỹ thuật (Intel ISEF) dành cho học sinh phổ thông được ra đời tại nước Mỹ cách đây 65 năm do hãng Intel tài trợ. Đây là cơ hội cho những nhà khoa học trẻ được chia sẻ ý tưởng khoa học, các dự án khoa học với bạn bè trong nước và quốc tế.
Việt Nam đã 4 lần tham dự kỳ thi Intel ISEF quốc tế, nhưng đây là lần thứ hai Bộ GD&ĐT phát động rộng rãi học sinh phổ thông trên cả nước tham dự kỳ thi Intel ViSEF.


I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Hội thi Intel ViSEF nhằm thúc đẩy việc thực hành nghiên cứu khoa học (NCKH) trong học sinh cấp Trung học, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng những kiến thức đã học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ các ý tưởng khoa học với bạn bè trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong học sinh các trường phổ thông và giáo dục toàn diện học sinh phổ thông, mở ra cơ hội cho học sinh tiếp cận với thế giới khoa học vô cùng phong phú và góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong các trường phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
          II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
– Hội thi được tổ chức cho đối tượng là học sinh phổ thông từ lớp 10 đến 12
– Học sinh có thể tham gia dự thi dưới hình thức đề tài cá nhân hay đề tài tập thể (mỗi đề tài tập thể không quá 3 học sinh).
          III. NỘI DUNG
Lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong Hội thi bao gồm các lĩnh vực: Khoa học động vật; Khoa học xã hội & hành vi; Hoá sinh; Sinh học Tế bào & Phân tử; Hoá học; Công nghệ thông tin; Khoa học Trái đất; Kỹ thuật;  Vật liệu & Công nghệ sinh học; Kỹ thuật: Kỹ thuật điện & Cơ khí; Năng lượng & Vận tải; Phân tích Môi trường; Quản lý môi trường;  Toán học; Y khoa và Khoa học sức khoẻ; Vi trùng học; Vật lý và Thiên văn học; Khoa học Thực vật; Lĩnh vực khác…
          IV. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC HỘI THI
          1: Thi ý tưởng sáng tạo trẻ
Các lớp, các chi đoàn phát động cuộc thi và trực tiếp nhận ý tưởng, sản phẩm sáng tạo dự thi. Mỗi tác giả của mỗi ý tưởng dự thi có thể là cá nhân hoặc tập thể (tối đa năm người) và có thể tham gia nhiều ý tưởng gửi dự thi.
          2. Thành lập Hội đồng thẩm định khoa học
Hội đồng thẩm định khoa học nhà trường sẽ tổ chức thẩm định ý tưởng: nhóm tác giả hoặc tác giả sẽ trình bày ý tưởng trước Hội đồng thẩm định khoa học về tính ứng dụng, tính khả thi tính cấp thiết của đề tài để Hội đồng xem xét trao giải.
          3. Giao đề tài và cử giáo viên hướng dẫn
Các ý tưởng được công nhận và sử dụng làm đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được Chủ tịch HĐKH nhà trường giao cho tác giả tiếp tục công trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên hướng dẫn là giáo viên bộ môn am hiểu, có kinh nghiệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong lĩnh vực nghiên cứu đó từ 2 năm trở lên. Giáo viên hướng dẫn giám sát theo dõi và giúp đỡ học sinh thực hiện các đề tài.
          4. Tổ chức học tập qui chế và tập huấn nghiên cứu khoa học
Tổ chức nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, quy chế Hội thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (Intel ViSEF) dành cho học sinh phổ thông năm 2014 và tổ chức tập huấn nghiên cứu khoa học cho học sinh. Hướng dẫn học sinh thực hiện các loại hồ sơ thủ tục, các loại biểu mẫu dự thi.
Hướng dẫn học sinh viết báo cáo tóm tắt, báo cáo kết quả nghiên cứu, trình bày gian trưng bày (Poster) (Nếu đề tài có khả năng dự thi cấp Quốc gia và Quốc tế thì phải trình bày thêm bằng tiếng Anh).
Đề ra khung thời gian nghiên cứu và các bước tiến hành NCKH và đề xuất kinh phí cho đề tài.
Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các phòng thí nghiệm, thư viện, phòng máy vi tính của nhà trường
Đối với các đề tài nghiên cứu có thí nghiệm trên con người, động vật hoặc liên quan đến người, động vật,… phải được sự đồng ý của Hội đồng thẩm định khoa học và Hiệu trưởng nhà trường.
          5. Công tác hỗ trợ khoa học
Bên cạnh việc khai thác năng lực nghiên cứu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên, các đoàn thể, các phòng chức năng cần phối hợp tốt để giúp đỡ, hướng dẫn và bảo trợ cho các đề tài nghiên cứu của học sinh.
          6. Công tác tuyên truyền và vận động tài trợ
– Ban tổ chức tuyên truyền rộng rãi nội dung mục đích và yêu cầu của Hội thi đến giáo viên học sinh, phụ huynh học sinh trong toàn trường.
– Các tổ chức, đoàn thể, Ban đại diện CMHS cần tổ chức triển khai mạnh mẽ công tác nghiên cứu khoa học trong học sinh, xem đây là một trong những nội dung trọng tâm, mới và quan trọng của nhà trường được Bộ, Sở GD – ĐT tập trung chỉ đạo.
– Xin tài trợ cho hội thi và giúp (giới thiệu) học sinh xin tài trợ cho việc nghiên cứu đề tài (kinh phí, vật tư, … hoặc cho phép sử dụng các phòng thí nghiệm).
– Vận động các cá nhân, tập thể tài trợ kinh phí cho học sinh nghiên cứu đề tài (PHHS, Hội Cha Mẹ học sinh, Hội khuyến học, các đoàn thể, các đơn vị kinh tế …)
          7. Tổ chức thi, chấm thi chọn đề tài dự thi cấp tỉnh
– Ban tổ chức nhận đề tài dự thi, gồm: các biểu mẫu đăng ký, các báo cáo nghiên cứu, đĩa CD trình chiếu, sản phẩm, tổng hợp, kiểm tra hồ sơ, biểu mẫu,…
– Ban tổ chức chuyển các đề tài đủ điều kiện, đủ thủ tục hồ sơ cho Hội đồng thẩm định khoa học nhà trường để tổ chức chấm sơ loại vòng 1
– Sau khi chấm sơ loại vòng một, Ban tổ chức sẽ tổ chức hội thi cấp trường, với hình thức tổ chức Hội thi tập trung. Các đề tài phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký, báo cáo nghiên cứu, trình chiếu, sản phẩm, gian trưng bày  (poster), … Học sinh tham gia dự thi báo cáo, trả lời phỏng vấn về đề tài, quá trình nghiên cứu, …
– Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức công bố kết quả, viết báo cáo đánh giá về hội thi cấp trường và lựa chọn đề tài tham gia dự thi cấp tỉnh.
          Lưu ý: Các đề tài được chọn để dự thi cấp Quốc gia phải viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh, vì vậy các đề tài được chọn để dự thi cấp Tỉnh khuyến khích có thêm phương án viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh.
           3 Địa điểm tổ chức thi: Tại hội trường Trường THPT Chuyên Nguyễn Du
          V. QUY CHẾ HỘI THI
1. Qui chế Hội thi sẽ sử dụng thể lệ của Hội thi nghiên cứu khoa học quốc tế – Intel ISEF 2011.
2. Quyền lợi:
          Thi ý tưởng: Những ý tưởng khả thi sẽ có giải: Giải nhất 500.000 đồng; giải nhì 400.000 đồng; giải ba 300.000 đồng. Các ý tưởng được công nhận và sử dụng làm đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được thưởng 100.000 đồng.
          Thi kết quả NCKH:
          – Học sinh đạt giải tại Hội thi cấp trường: Giải nhất 1.000.000 đồng; giải nhì 700.000 đồng; giải ba 500.000 đồng. Các đề tài được công nhận và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện được thưởng 200.000 đồng.
– Học sinh đạt giải tại Hội thi cấp Tỉnh, Quốc gia và Hội thi Quốc tế sẽ được hưởng quyền lợi như đạt giải HSG Tỉnh, Quốc gia, và Quốc tế ở các mức tương đương. Ngoài ra, các em sẽ nhận được giấy chứng nhận và phần thưởng từ các nhà tài trợ.
          VI. THỦ TỤC VÀ THỜI GIAN ĐĂNG KÝ
– Sau khi nhận bài dự thi, các lớp báo cáo số lượng ý tưởng, đề tài, sản phẩm sáng tạo (nộp kèm theo đơn đăng ký dự thi, bảng tóm tắt, mô tả ý tưởng, đề tài, sản phẩm sáng tạo) về Ban chấp hànH Đoàn trường. Thời gian nhận bài dự thi: đến ngày 03/10/2014.
– Hội đồng thẩm định khoa học nhà trường sẽ tổ chức thẩm định ý tưởng: ngày 06/10/2014: nhóm tác giả hoặc tác giả sẽ trình bày ý tưởng trước Hội đồng thẩm định khoa học về tính ứng dụng, tính khả thi tính cấp thiết của đề tài để Hội đồng xem xét trao giải.
– Thời gian giao đề tài và cử giáo viên hướng dẫn: Ngày 10/10/2014.
– Thời gian học tập qui chế và tập huấn nghiên cứu khoa học: ngày 11/10/2014.
– Hội đồng Khoa học trường nghiệm thu đề tài: Ngày 16/11/2014.
– Đề tài được chọn dự thi cấp tỉnh thực hiện chỉnh sửa và hoàn tất hồ sơ, đề tài, gian trưng bày trước ngày 30/11/2014.
          VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Yêu cầu tổ chức Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, vô tư, công bằng và chính xác, có tính giáo dục và tính khoa học cao.
– Công đoàn, Đoàn TN nhà trường phối hợp với Ban tổ chức triển khai kế hoạch theo tiến độ thời gian quy định;
– Ban Tổ chức, Công đoàn, Đoàn TN, các tổ chuyên môn, văn phòng phối hợp chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí, liên hệ tài trợ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để tổ chức hội thi cấp trường cho học sinh; Ban hành các quyết định thành lập Ban Giám khảo, các Hội đồng thẩm định khoa học nhà trường ….
– GVCN các lớp phát động và hướng dẫn triển khai trong học sinh, coi công tác NCKH trong học sinh là nhiệm vụ quan trọng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD & ĐT.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật lần thứ II – Năm học 2014 – 2015 của trường THPT chuyên Nguyễn Du, tiến tới cuộc thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk năm 2014 và cuộc thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Intel ViSEF Toàn quốc năm 2015. Nhà trường đề nghị các đơn vị triển khai tốt kế hoạch này và xem đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và rèn luyện học sinh tập làm quen với nghiên cứu khoa học và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị liên hệ Hội đồng thi đua nhà trường để được hướng dẫn thêm.

Tác giả bài viết: Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tư